Tổng hợp câu hỏi ôn tập Hóa học 10 – Chương I – Cấu tạo nguyên tử

Sau đây, VniTeach xin giới thiệu đến quý Thầy Cô và các em học sinh trọn bộ câu hỏi ôn tập Hóa học 10, Chương I – Cấu tạo nguyên tử.

Sách giáo khoa lớp 10

CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ

Câu 1. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử (trừ hiđro) là?
A. proton.
B. proton và nơtron.
C. proton và electron.
D. proton, electron và nơtron.

Câu 2. Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là?
A. proton.
B. proton và nơtron.
C. proton và electron.
D. proton, electron và nơtron.

Câu 3. Số phân lớp trong lớp N (n=4) là?
A. 1.
B. 2.
C. 3
D. 4.

Câu 4. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử X là lớp thứ 3 và có 5 electron. X có điện tích hạt nhân là?
A. 14+
B. 15+
C. 10+
D. 18+

Câu 5. Dãy nào sau đây gồm các phân lớp electron đã bão hòa?
A. s1, p3, d7, f12
B. s2, p4, d10, f12
C. s2, p5, d9, f13
D. s2, p6, d10, f14.

Câu 6. Số electron tối đa trên lớp thứ n ($n \le 4$) là?
A. n2
B. 2n2
C. 2
D. 8

Câu 7. Số electron tối đa trong lớp thứ 3 là?
A. 18e
B. 9e
C. 32e
D. 8e

Câu 8. Dãy nào dưới đây gồm các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học?
A. $[{}_{6}^{14}X,{}_{7}^{14}Y]$
B. $[{}_{9}^{19}X,{}_{10}^{20}Y]$
C. $[{}_{14}^{28}X,{}_{14}^{29}Y]$
D. $[{}_{18}^{40}X,{}_{19}^{40}Y]$

Câu 9. Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm ($_{13}^{27}Al$) lần lượt là?
A. 13 và 13
B. 13 và 14
C. 12 và 14
D. 13 và 15.

Câu 10. Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20 nơtron, 19 proton và 19 electron?

A. ${}_{17}^{37}{\rm{Cl}}$
B. C
C. ${}_{10}^{40}{\rm{Ar}}$
D. ${}_{19}^{40}{\rm{K}}$

CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

Câu 11. Sắp xếp các phân lớp sau theo thứ tự phân mức năng lượng tăng dần?
A. 1s < 2s < 3p < 3s
B. 2s < 1s < 3p < 3d
C. 1s < 2s < 2p < 3s
D. 3s < 3p < 3d < 4s

Câu 12. Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn?
A. Thứ tự các mức và phân mức năng lượng
B. Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau
C. Thứ tự các lớp và phân lớp electron
D. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử.

Câu 13. Cấu hình electron nào sau đây không đúng?
A. 1s22s22p5
B. 1s22s22p63s2
C. 1s22s22p63s23p5
D. 1s22s22p63s23p34s2.

Câu 14. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của một nguyên tử là 2s1, số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5.

Câu 15. Cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh (Z=16) ở trạng thái cơ bản là?
A. 1s22s22p63s23p5
B. 1s22s22p63s23p6
C. 1s22s22p63s23p4
D. 1s22s22p63s23p3.

Câu 16. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là?
A. 1s22s22p53s2
B. 1s22s22p43s1
C. 1s22s22p63s2
D. 1s22s22p63s1

Câu 17. Cho cấu hình electron của nguyên tử X: 1s22s22p63s23p5 nguyên tử X có số e lớp ngoài cùng là?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8

Câu 18. Cấu hình electron của nguyên tử có số hiệu Z = 17 là?
A. 1s22s22p63s23p44s1
B. 1s22s22p63s23d5
C. 1s22s22p63s23p5
D. 1s22s22p63s23p34s2

Câu 19. Cấu hình electron của các nguyên tử có số hiệu Z=3, Z=11 và Z=19 có đặc điểm chung là?
A. có 1 electron lớp ngoài cùng
B. có 2 electron lớp ngoài cùng
C. có 3 electron lớp ngoài cùng
D. đáp án khác

Câu 20. Nguyên tử của nguyên tố hoá học nào sau đây có cấu hình electron là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2
A. Ca (Z = 20)
B. Fe (Z = 26)
C. Ni (Z = 28)
D. K (Z = 19)

Câu 21. Cấu hình electron của nguyên tử kẽm (Z = 30) là?
A. [Ar]3d104s2
B. [Ne]3d10
C. [Ne]3d104s2
D. [Ar]3d24s24p6.

Câu 22. Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6, cho biết X là nguyên tố hóa học nào sau đây?
A. O (Z = 8)
B. S (Z = 16)
C. Fe (Z = 26)
D. Cr (Z = 24)

Câu 23. Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử nguyên tố phi kim?
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
D. 1s2 2s2 2p6 3s2.

Câu 24. Cho cấu hình electron của các nguyên tố sau: X. 1s2 2s2 2p6 3s2; Y. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1; Z. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3; T. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8 4s2. Dãy cấu hình electron của các nguyên tử nguyên tố kim loại là?
A. X, Y, Z
B. X, Y, T
C. Y, Z, T
D. X, Z, T.

Câu 25. Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là?
A. Khí hiếm và kim loại
B. Kim loại và kim loại
C. Phi kim và kim loại
D. Kim loại và khí hiếm.

Câu 26. Nguyên tử X có cấu hình electron là 1s2 2s2 2p6 3s2 thì ion X2+ tạo thành nên từ X sẽ có cấu hình electron nào sau đây?
A. 1s22s22p5
B. 1s22s22p6
C. 1s22s22p63s1
D. 1s22s22p63s23p2

Câu 27. Nguyên tử Cl(Z=17) nhận thêm 1e thì cấu hình electron tương ứng của nó là?
A. 1s2 2s2 2p6 3s1
B. 1s2 2s2 2p6
C. 1s2 2s2 2p6 3s3
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6

Câu 28. Dãy gồm các ion X+, Y và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là?
A. $N{a^ + },\,\,C{l^ – },\,\,Ag.$
B. ${K^ + },\,\,C{l^ – },\,\,Ag.$
C. $L{i^ + },\,\,{F^ – },\,\,Ne.$
D. $N{a^ + },\,\,{F^ – },\,\,Ne.$

Câu 29. Nguyên tử Ca có số hiệu nguyên tử Z = 20. Khi Ca tham gia phản ứng tạo hợp chất ion, ion Ca2+ có cấu hình electron là?
A. 1s22s22p63s23p6
B. 1s22s22p63s23p44s2
C. 1s22s22p63s23p64s24p2
D. 1s22s22p63s23p64s1

Câu 30. Cation M3+ có 10 electron. Cấu hình electron của nguyên tử M là?
A. 1s22s22p63s23p5
B. 1s22s22p63s23p1
C. 1s22s22p63s23p64s2
D. 1s22s22p3

BÀI TOÁN HẠT

Câu 31. Tổng số các loại hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố X là 114 hạt, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số hạt proton của nguyên tử X là?
A. 44
B. 35
C. 79
D. 26

Câu 32. Tổng số các loại hạt cơ bản trong nguyên tử nguyên tố X là 52 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Số hạt nơtron của nguyên tử X là?
A. 17
B. 19
C. 18
D. 35

Câu 33. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong nguyên tử nguyên tố X là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Tổng số hạt Proton và nơtron (số khối) của X là?
A. 106
B. 110
C. 98
D. 108

Câu 34. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 28. Trong đó số hạt không mang điện chiếm khoảng 35,71 % tổng các loại hạt. Số hạt mang điện âm của nguyên tử X là?
A. 7
B. 8
C. 9
D. 18

Câu 35. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt cơ bản là 34. Số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử B là?
A. 11
B. 12
C. 22
D. 34

Câu 36. Thực nghiệm chỉ ra rằng các nguyên tử bền có tỉ lệ số nơtron/số proton nằm trong khoảng 1 ≤ N/P ≤ 1,5 (trừ trường hợp nguyên tử H). Một nguyên tử X bền có tổng số hạt (proton, nơtron, electron) là 13. Số hạt proton của nguyên tử X là?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 37. Nguyên tử A có tổng số hạt mang điện và hạt không mang điện là 28. Số hạt mang điện của nguyên tử A là?
A. 9
B. 28
C. 18
D. 19

Câu 38*. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong hai nguyên tử X và Y là 96 hạt, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 32 hạt. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của nguyên tử X là 16. Số hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là?
A. 12 và 24
B. 13 và 25
C. 12 và 20
D. 11 và 20

Câu 39*. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại X và Y là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 12. Hai kim loại X, Y lần lượt là?
A. Na, K
B. K, Ca
C. Mg, Fe
D. Ca, Fe

Câu 40*. Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, nơtron, electron bằng 178; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. Hãy xác định kí hiệu hoá học của X, Y lần lượt là?
A. Fe và S
B. S và O
C. C và O
D. Pb và Cl

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *