Đề cương ôn tập cuối kỳ I môn Tin học 10 CS – KNTT

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ MÔN TIN HỌC 10 CS – KNTT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Đơn vị lưu trữ dữ liệu nhỏ nhất là?
A. GB
B. MB
C. KB
D. Bit

Câu 2: Ngoại trừ Bit, kể từ Byte thì mỗi đơn vị đo dữ liệu hơn kém nhau bao nhiêu lần?
A. 10 lần
B. 100  lần
C. 210 lần
D. 23 lần

Câu 3: Thiết bị thông minh thường có khả năng nào sau đây, chọn đáp án đúng nhất?
A. Kết nối không dây để tiếp nhận, xử lí và truyền dữ liệu
B. Kết nối mạng có dây
C. Thực hiện các phép tính
D. Lưu trữ dữ liệu

Câu 4: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã phát minh ra?
A. Máy tính
B. Mạng máy tính
C. Động cơ hơi nước
D. Điện năng

Câu 5: Trong Tin học phổ thông, dữ liệu được phân loại thành bao nhiêu dạng cơ bản?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 6: Bảng mã ASCII là bảng mã chuẩn của người Mỹ để trao đổi thông tin được viết tắt từ?
A. American Standard Code for Information Interchange
B. American Standard Code for Internet Interchange
C. American Standard Code for  Idea Interchange
D. American Standard Code for  Image Interchange

Câu 7: Dữ liệu kiểu logic có bao nhiêu giá trị?
A. Vô hạn
B. 2
C. 8
D. 210

Câu 8: Số nhị phân sử dụng 2 ký tự nào để biểu diễn số?
A. 0 và 9
B. 0 và 1
B. 1 và 2
D. 1 và 9

Câu 9: Số thập phân sử dụng bao nhiêu ký tự để biểu diễn số?
A. 2
B. 9
C. 10
D. 1

Câu 10: Kiểu logic chỉ có 2 giá trị là?
A. 0 và 1
B. 1 và 2
C. -1 và 1
D. True và False

Câu 11: Chọn phát biểu SAI trong các phát biểu sau?
A. Mệnh đề là một khẳng định có tính chất hoặc đúng hoặc sai
B. Phép toán AND chỉ trả về giá trị False khi cả hai toán hạng có giá trị False
C.
Phép toán XOR chỉ trả về giá trị True khi hai toán hạng có giá trị khác nhau
D. Phép toán OR chỉ trả về giá trị True khi cả hai toán hạng đều có giá trị True

Câu 12: Phần mở rộng nào sau đây là của tệp âm thanh?
A. mp4
B. mp3
C. jpg
D. png

Câu 13: Hệ màu RGB dùng 3 màu theo thứ tự lần lượt là?
A. Xanh lá cây – Đỏ – Xanh dương
B. Xanh dương – Xanh lá cây – Đỏ
C. Đỏ – Xanh lá cây – Xanh dương
D. Xanh lá cây – Đỏ – Xanh dương

Câu 14: Trợ thủ số cá nhân có từ viết tắt nào sau đây?
A. PDA
B. ASCII
C. ADC
D. Unicode

Câu 15: Kết nối nào không phải là kết nối phổ biến trên các PDA hiện nay?
A. Wifi
B. Bluetooth
C. Hồng ngoại
D. USB

Câu 16: Quá trình xử lý thông tin/ dữ liệu bằng máy tính theo thứ tự đúng là?
A. Đưa ra kết quả/ Tiếp nhận dữ liệu/ Xử lí dữ liệu
B. Tiếp nhận dữ liệu/ Xử lí dữ liệu/ Đưa ra kết quả
C. Tiếp nhận dữ liệu/ Đưa ra kết quả/ Xử lí dữ liệu
D. Đưa ra kết quả/ Xử lí dữ liệu/ Tiếp nhận dữ liệu

Câu 17: Định nghĩa nào về Bye là đúng?
A. Là một kí tự
B. Là một đơn vị dữ liệu 8 bit
C. Là đơn vị đo tốc độ của máy tính
D. Là một dãy 8 chữ số

Câu 18: Trong các thiết bị sau, đâu là thiết bị thông minh?
A. Máy tính cầm tay
B. Cân điện tử
C. Máy in
D. Laptop

Câu 19: Chọn đáp án đúng về các mạng xã hội hiện nay?
A. iOS, Android, MacOS
B. Google Chrome, Firefox, Safari
C. Youtube, Gmail, Twitter
D. Facebook, Zalo, Twitter

Câu 20: Kí tự ‘A’ có mã ASCII là gì?
A. 32
B. 65
C. 97
D. 127

Câu 21: Trong bảng mã Unicode, mỗi ký tự Tiếng Việt được biểu diễn bởi bao nhiêu byte?
A. 1 byte
B. 2 byte
C. 4 byte
D. từ 1 đến 3 byte

Câu 22: Cho biết a = True, b = False, tính giá trị của biểu thức sau: NOT (a AND b)?
A. True
B. False
C. 0
D. 1

Câu 23: Để biểu diễn |x| ≤ 1 ta dùng biểu thức nào sau đây?
A. (x ≥ 1) OR (x ≤ -1)
B. (x ≤ 1) AND (x ≥ -1)
C. (x ≥ -1) OR (x ≤ 1)
D. (x ≥ 1) AND (x ≤ -1)

Câu 24: Ảnh không nền thường được lưu trữ trong định dạng ảnh nào sau đây?
A. png
B. jpg
C. Bitmap
D. gif

Câu 25: Nhạc CD có tốc độ bit là 1411 Kb/s. Hãy ước tính một đĩa nhạc CD có dung lượng 650 MB có thể nghe được bao lâu?
A. 64,4 phút
B. 46,6 phút
C. 44,6 phút
D. 66,4 phút

Câu 26: Trên điện thoại SAMSUNG A23, để chụp ảnh màn hình ta nhấn phím nào?
A. Nhấn đồng thời phím nguồn và phím giảm âm 2 lần
B. Nhấn đồng thời phím nguồn và phím tăng âm 2 lần
C. Nhấn đồng thời phím giảm âm và tăng âm 2 lần
D. Nhấn đồng thời phím nguồn 2 lần

Câu 27: Chọn đáp án đúng nhất, hiện nay có những dịch vụ lưu trữ trực tuyến nào sau đây?
A. OneDrive, Google Drive, Mediafire
B. Facebook, Zalo, Twitter
C. Google Chrome, Firefox, Safari
D. Youtube, Facebook, Zing MP3

Câu 28. Cho biết phát biểu nào SAI trong các phát biểu sau?
A. Sau từ khóa else luôn có dấu :
B. Trong câu lệnh if sau dấu : luôn chỉ có một câu lệnh
C. Câu lệnh elif có thể được sử dụng nhiều lần để kiểm tra nhiều trường hợp
D. Câu lệnh if có thể lồng nhau để kiểm tra được nhiều điều kiện

Câu 29. Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:
x = 20;
if  x>12 :  x = 15;  x = x+ 2;
else: x = x/2
Giá trị của x sẽ là?
A. 12
B. 15
C. 17
D. 10

Câu 30. Trong Python, lệnh gán nào sau đây là đúng?
A. y ==10.5
B. x := 6
C. m != – 4
D. n = 3.5

Câu 31. Xác định câu lệnh đúng trong các câu lệnh sau?
A. if  a>=b  then  max= a;  else  max=b;
B. if  a>=b: max= a  else  max= b;
C. if  a>b : max= a
else:  max=b
D. if  a>=b : max=a
    else  max= b

Câu 32. Cho biết cấu trúc của câu lệnh dạng đủ là:
if  <điều kiện> : <câu lệnh 1>
else: <câu lệnh 2>
Nếu điều kiện có giá trị False thì?
A. Câu lệnh 1 và câu lệnh 2 đều bị bỏ qua
B. Chỉ thực hiện câu lệnh 1.
C. Thực hiện cả hai câu lệnh 1 và câu lệnh 2.
D. Câu lệnh 2 được thực hiện và bỏ qua câu lệnh 1.

Câu 33. Giá trị của x sau khi thực hiện đoạn chương trình sau: x = (2**3 % 5 + 4) // 2
A. 2
B. 1
C. 3
D. 0

Câu 34. Trong Python, kiểu dữ liệu nào sau đây là kiểu số nguyên?
A. int
B. float
C. string
D. bool

Câu 35. Trong Python, để diễn tả xy ta sử dụng lệnh nào sau đây?
A. x%y
B. x//y
C. x^y
D. x**y

Câu 36. Sau khi thực hiện câu lệnh gán:
s = 10*math.pow(2,3) /(math.sqrt(9)/3 + 3**2)
Giá trị của s sẽ là?
A. 80
B. 89
C. 8
D. 86

Câu 37. Trong Python, để gán giá trị cho biến ta sử dụng ký hiệu nào sau đây?
A. :=
B. ==
C. !=
D. =

Câu 38. Cho biết s có giá trị bằng 102.362, để xuất ra màn hình s với hai chữ số thập phân ta sử dụng câu lệnh sau?
A. print(f’Giá trị của s là {s:.2f}’)
B. print(‘Giá trị của s là’,.2s)
C. print(f,’Giá trị của s là .2f’,s)
D. print(‘Giá trị của s là’,s)

Câu 39. Để hiển thị trên màn hình dòng chữ:
Hello!
Nice to meet you.
Ta sử dụng đoạn lệnh nào sau đây?
A. print(“Hello”); print(“Nice to meet you”);
B. print(“Hello”,”Nice to meet you”)
C. writeln(‘Hello’); write(‘ Nice to meet you’);
D. write(‘Hello’,’Nice to meet you’);

Câu 40. Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:
x = 10;
if  x>12 :
       x = 15;  x = x+ 2;
elif  x==12: x = x*2
else: x = x/2
Giá trị của x sẽ là?
A. 5
B. 10
C. 20
D. 17

Câu 41. Kết quả của i sau khi thực hiện chương trình sau: i=5**2;  i=math.sqrt(i)-1; i=i+1;
A. 5
B. 7
C. 1
D. 10

Câu 42. Trong Python, để viết chú thích trên một dòng, ta đặt chú thích sau dấu nào sau đây?
A. Sau dấu //
B. Sau dấu !
C. Sau dấu #
D. Sau dấu *

Câu 43. Biểu thức  viết bằng ngôn ngữ Python sẽ là?
A. v = math.sqrt(2*g*h)
B. v = math.sqrt(2gh)
C. v = sqrt(2*g*h)
D. v = sqrt(2gh)

Câu 44. Cú pháp của câu lệnh lấy dữ liệu nhập vào từ bàn phím gán cho biến đúng là?
A. <tên biến> := input(<thông báo>)
B. input(<tên biến>;<thông báo>)
C. input(<tên biến>,<thông báo>)
D. <tên biến> = input(<thông báo>)

Câu 45. Trong Python, từ khóa dùng để thêm thư viện vào chương trình là?
A. export
B. from
C. include
D. import

Câu 46. Theo mặc định kiểu dữ liệu của giá trị trả về của hàm input sẽ là?
A. int
B. str
C. bool
D. float

Câu 47. Để nhập giá trị số thực cho biến a ta dùng lệnh:
A. a = input(float(“Nhap so thuc: “))
B. a = float(input(“Nhap so thuc: “))
C. a = int(input(“Nhap so thuc: “))
D. input(“Nhap so thuc: “,a)

Câu 48. Trong Python, cú pháp của thủ tục đưa dữ liệu ra màn hình:
A. print<Danh sách biến vào>
B. print(<Danh sách kết quả ra>)
C. print<Danh sách kết quả ra>
D. print(<Danh sách biến vào>)

Câu 49. Sau khi thực hiện dãy lệnh:
if a==0:
if b==0: print(‘Phương trình có vô số nghiệm’)
else: print(‘Phương trình vô nghiệm’)
else: print(‘Phương trình có nghiệm x =’, -b/a)
Nếu người dùng nhập vào a = 0, b = 2 thì ngoài màn hình sẽ có thông báo nào?
A. Phương trình có nghiệm x = -2
B. Phương trình có vô số nghiệm
C. Không có thông báo gì
D. Phương trình vô nghiệm

Câu 50. Trong Python, kiểu dữ liệu nào sau đây chỉ có 2 giá trị True hoặc False?
A. bool
B. float
C. int
D. string

Câu 51. Để nhập giá trị cho ba biến kiểu số nguyên x, y và z cùng một lúc ta sử dụng câu lệnh nào sau đây?
A. x, y, z = map(int,input(‘Mời nhập 3 số nguyên: ‘))
B. x, y, z = int(input(‘Mời nhập 3 số nguyên: ‘)
C. x, y, z = input(‘Mời nhập 3 số nguyên: ‘)
D. x, y, z = map(int,input(‘Mời nhập 3 số nguyên: ‘).split())

Câu 52. Cho a = 3, b= 2. Để hiển thị ra màn hình dòng “Tổng của 3 và 2 là 5” ta sử dụng lệnh nào sau đây?
A. print(‘Tổng của a và b là a+b’);
B. print(‘Tổng của ,a, ‘ và ‘ ,b, ‘ là ‘, a+b);
C. print(‘Tổng của ‘,a,’ và ‘,b, ‘ là ‘,a+b);
D. print(‘Tổng của ,’a’ ,và, ‘b’ ,là, ‘a+b’);

Câu 53. Sau khi thực hiện đoạn lệnh:
x = 15;  s = 20;
if  x % 2 == 0: s = s + x
else:  s = s – x
Giá trị của s bằng bao nhiêu?
A. 35
B. 5
C. 65
D. 50

Câu 54. Trong Python, phép toán nào dùng để chia lấy phần dư?
A. ^
B. /
C. %
D. //

Câu 55. Sau khi thực hiện dãy lệnh:
diem = 6
if diem < 0 or diem > 10: print(‘Đây không phải là điểm số’)
elif diem>=8: print(‘Xếp loại Giỏi’)
elif diem>=6.5: print(‘Xếp loại Khá’)
elif diem>=5: print(‘Xếp loại Trung bình’)
elif diem>=3.5: print(‘Xếp loại Yếu’)
else: print(‘Xếp loại Kém’)
Kết quả xuất ra màn hình sẽ là?
A. Xếp loại Yếu
B. Xếp loại Giỏi
C. Xếp loại Trung bình
D. Xếp loại Khá

Câu 56. Em hãy cho biết dãy các số được tạo ra của hàm range(2,6,2)?
A. 2, 3, 4, 5
B. 2, 4
C. 1, 2, 3
D. 2, 4, 6

Câu 57. Kết quả của S sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:
S=0
for i in range(1,11,2):  
if (i % 3) == 0 : S= S + i
A. 31
B. 30
C. 34
D. 12

Câu 58. Cho đoạn chương trình:
S= 0
for  i in range(3,7):  S = S + 10 // i
Giá trị của S sau khi thực hiện đoạn chương trình trên là?
A. 18
B. 8
C. 9
D. 14

Câu 59. Khi thực hiện câu lệnh:  for  i in range(7,12):  print(‘Hello World’)  thì trên màn hình sẽ xuất hiện bao nhiêu dòng chữ “Hello World” trên màn hình?
A. 12
B. 6
C. 5
D. 7

Câu 60. Trong Python, hàm range có cú pháp nào sau đây?
A. range(bước đếm, giá trị cuối, giá trị đầu)
B. range(bước đếm, giá trị đầu, giá trị cuối)
C. range(giá trị đầu, giá trị cuối, bước đếm)
D. range(giá trị cuối, giá trị đầu, bước đếm)

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Giả sử mỗi quyển sách sẽ có dung lượng 2MB, vậy nếu ổ cứng có dung lượng 2TB sẽ chứa được bao nhiêu quyển sách như vậy?

Câu 2: Nhạc CD có tốc độ bit là 1411 Kb/s. Hãy ước một đĩa nhạc CD có dung lượng 650 MB có thể nghe được bao lâu?

Câu 3: Đổi giữa các hệ đếm sau?
a) 11011012 = ? 10                                  b) 1910 = ? 2

Câu 4: Em hãy trình bày một số nguy cơ trên mạng?

Câu 5: Viết chương trình nhập ba số thực dương a, b, h từ bàn phím lần lượt là độ dài đáy lớn, đáy bé và chiều cao của một hình thang. Tính diện tích hình thang và in kết quả ra màn hình.

Câu 6: Viết chương trình tìm nghiệm x của phương trình có dạng ax + b = 0, với hệ số a, b nhập vào từ bàn phím?

Câu 7: Viết chương trình giải phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 ( ), với hệ số a, b, c nhập vào từ bàn phím.

Câu 8: Viết chương trình nhập vào số nguyên dương n, sau đó tính tổng sau:

S = 12 + 22 + … + n2, với n nhập vào từ bàn phím (n>1)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *