Giải Tin học 10 – Bài 5. Dữ liệu lôgic – KNTT

1. Các giá trị chân lí và các phép toán logic

Câu 1. Cho mệnh đề p là “Hùng khéo tay”, q là “Hùng chăm chỉ”. Em hãy diễn giải bằng lời các mệnh đề “p AND NOT q”; ” p OR q” và đề xuất một hoàn cảnh thích hợp để phát biểu cách mệnh đề đó. Ví dụ, mềnh đề “NOT p” nghĩa là “Hùng không khéo tay”

Câu 2. Cho Bảng 5.3 như sau. Phương án nào có kết quả sai?

Hướng dẫn giải:

Câu 1.

  • “p AND NOT q”: Hùng khéo tay nhưng không chăm chỉ
  • “p OR q”: Hùng khéo tay hoặc chăm chỉ

Câu 2. Phương án C có kết quả sai

2. Biểu diễn dữ liệu lôgic

Câu hỏi: Em hãy tìm một vài ví dụ về thông tin có hai giá trị đối lập, có thể quy về kiểu lôgic

Hướng dẫn giải:

Ví dụ thông tin có hai giá trị đối lập, có thể quy về kiểu lôgic:

  • Đáp án đúng/ Đáp án sai
  • Trời sáng/ Trời tối
  • Đóng/ Mở

Luyện tập

Câu 1. Một hình tạo bởi nửa hình tròn đơn vị và một hình chữ nhật trong mặt phẳng tọa độ như minh họa trong hình 5.4. Hãy viết biểu thức logic mô tả hình vẽ.

Câu 2. Tại sao p AND NOT p luôn luôn bằng 0 còn p OR NOT p luôn luôn bằng 1.

Hướng dẫn giải:

Câu 1:
– Biểu thức nửa hình tròn tâm I(0,0) và bán kính R = 1 sẽ là: x2 + y2 <= 1 AND y > 0
– Biểu thức nửa hình chữ nhật: (-1 <= x AND x <= 1) AND (-1 <= y and y <= 0)

Vậy biểu thức logic mô tả hình vẽ:
(x2 + y2 <= 1 AND y > 0) OR ((-1 <= x AND x <= 1) AND (-1 <= y AND y <= 0))

Câu 2:
p AND NOT p luôn bằng 0 vì p và NOT p luôn có giá trị ngược nhau (p có giá trị là TRUE thì NOT p có giá trị là FALSE và ngược lại) và 2 giá trị logic ngược nhau qua phép AND cho giá trị FALSE (tức là 0).
p OR NOT p luôn bằng 1 vì p và NOT p luôn có giá trị ngược nhau (p có giá trị là TRUE thì NOT p có giá trị là FALSE và ngược lại) và 2 giá trị logic ngược nhau qua phép OR cho giá trị TRUE (tức là 1).

Vận dụng

Trong mạch điện có các công tắc và bóng đèn, ta quy ước các công tắc đóng thể hiện giá trị logic 0; đèn sáng thể hiện giá trị logic 1 còn đèn tắt thể hiện giá trị logic 0.

a) Cho một mạch điện nối tiếp có hai công tắc K1, K2 nối với một bóng đèn như hình 5.5. Giá trị logic của đèn được tính qua giá trị logic của các công tắc K1 và K2 như thế nào?

b) Cho mạch điện mắc song song như hình 5.6. Giá trị logic của đèn được tính qua giá trị của các công tắc K1 và K2 như thế nào?

Hướng dẫn giải:

a. Giá trị logic của đèn: K1 AND K2 (Vì đèn chỉ sáng chỉ khi K1 và K2 đều đóng)
b. Giá trị logic của đèn: K1 OR K2 (Vì đèn sáng khi tồn tại K1 hoặc K2 đóng)

Xem thêm Bài 6. Dữ liệu âm thanh và hình ảnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *