Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kỳ I môn Sinh học 11

A PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vai trò của chuyển hóa vật chất và năng lượng ở sinh vật?
A. Đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển         
B. Đảm bảo nhu cầu về chỗ ở cho sinh vật
C. Tạo ra thức ăn cho sinh vật
D. Để duy trì số lượng cho sinh vật

Câu 2: Cho các dấu hiệu sau:
1. Thu nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất trong cơ thể
2. Giải phóng năng lượng ra môi trường.
3. Biến đổi các chất và chuyển hóa năng lượng
4. Thải các chất ra ngoài môi trường và điều hòa cơ thể
Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là?
A. 1,2,4
B. 2,3,4
C. 1,3,4
D. 1,2,3

Câu 3: Trong cơ thể sinh vật, dạng năng lượng chủ yếu dùng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể là?
A. hóa năng
B. cơ năng
C. nhiệt năng
D. quang năng

Câu 4: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể không có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể
B. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào và cơ thể
C. Loại bỏ các chất thải để duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể
D. Giúp cơ thể tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường.

Câu 5: Quá trình cơ thể lấy các chất cần thiết từ môi trường (như nước, khí oxygen, chất dinh dưỡng,…) và thải các chất không cần thiết (như khí carbon dioxide, chất cặn bã,…) ra ngoài môi trường là quá trình?
A. trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
B. trao đổi chất giữa tế bào với môi trường
C. trao đổi chất giữa tế bào với tế bào khác
D. trao đổi chất giữa cơ thể với cơ thể khác

Câu 6: Cho các chất sau:
1. Oxygen
2. Carbon dioxide
3. Chất dinh dưỡng
4. Nước uống
5. Năng lượng nhiệt
6. Chất thải
Trong quá trình trao đổi chất ở người, cơ thể người thu nhận những chất nào?
A. 2, 4, 6
B. 1, 3, 4
C. 1, 3, 5
D. 1, 4, 5

Câu 7: Cho các phát biểu sau về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể:
(1) Trong hoạt động sống của tế bào, trao đổi chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng
(2) Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác
(3) Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường gồm hai quá trình đó là lấy vào và thải ra
(4) Quá trình phân giải glucose trong tế bào có cả sự chuyển hóa các chất và năng lượng
Số phát biểu đúng là?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 8: Các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là?
A. Tự dưỡng và dị dưỡng
B. Đồng hóa và dị hóa
C. Đồng hóa và dị dưỡng
D. Dị hóa và tự dưỡng

Câu 9: Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng?
A. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ
B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ
C. Con người, vật nuôi, cây trồng
D. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ

Câu 10: Trình tự các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới là?
A. giai đoạn tổng hợp, giai đoạn phân giải; giai đoạn sử dụng
B. giai đoạn tổng hợp, giai đoạn phân giải, giai đoạn huy động năng lượng
C. giai đoạn tổng hợp, giai đoạn tiền phân giải và giai đoạn phân giải
D. giai đoạn tổng hợp, giai đoạn tiền phân giải và giai đoạn sử dụng

Câu 11: Tập hợp tất cả các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào, được thể hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất là quá trình?
A. chuyển hóa năng lượng trong tế bào
B. chuyển hóa các chất trong tế bào
C. chuyển hóa năng lượng ngoài tế bào
D. chuyển hóa các chất ngoài tế bào

Câu 12: Quá trình nào sau đây không thuộc trao đổi chất ở sinh vật?
A. Bài tiết mồ hôi
B. Phân giải protein trong tế bào
C. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày
D. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật

Câu 13: Trao đổi chất ở sinh vật gồm?
A. quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào
B. quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài và quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong
C. quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong và quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường ngoài
D. quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.

Câu 14: Quá trình trao đổi chất của con người thải ra môi trường những chất nào?
A. Khí O2, nước tiểu, máu
B. Khí CO2, nước tiểu, máu
C. Khí O2, nước tiểu, mồ hôi
D. Khí CO2, nước tiểu, mồ hôi

Câu 15: Trong sơ đồ chuyển hóa sau về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa ở tế bào và cơ thể, tại sao quá trình đồng hóa và dị hóa lại là mũi tên hai chiều?
A. Vì khi đồng hóa tổng hợp và tích lũy năng lượng thì dị hóa mới có sản phẩm để thực hiện quá trình phân giải chất và giải phóng năng lượng, rồi đồng hóa lại sử dụng năng lượng đó để tổng hợp chất…. cứ như vậy
B. Vì khi đồng hóa tổng hợp và tích lũy năng lượng thì dị hóa mới có sản phẩm để thực hiện quá trình phân giải chất và giải phóng năng lượng. Sau đó quá trình kết thúc
C. Vì đồng hóa và dị hóa xảy ra 2 lần, còn các quá trình khác chỉ xảy ra duy nhất một lần trong cuộc đời sinh vật
D. Vì khi đồng hóa tổng hợp và tích lũy năng lượng thì dị hóa mới có sản phẩm để thực hiện quá trình tổng hợp và tích lũy năng lượng, rồi đồng hóa lại sử dụng năng lượng đó để tổng hợp chất…. cứ như vậy.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp độ tế bào và cơ thể?
A. Các chất dinh dưỡng được cơ thể lấy vào và chuyển tới tế bào
B. Tế bào đồng hóa tổng hợp nên chất hữu cơ xây dựng cơ thể và dự trữ năng lượng
C. Tế bào đồng hóa các chất hữu cơ, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể
D. Các chất không được tế bào và cơ thể sử dụng sẽ được đào thải ra ngoài môi trường

Câu 17: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu
A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống
B. qua mạch gỗ
C. từ mạch rây sang mạch gỗ
D. từ mạch gỗ sang mạch rây

Câu 18: Dòng mạch gỗ của cây hạt kín có thành phần chủ yếu là
A. nước và vitamin
B. các ion khoáng và chất hữu cơ
C. nước và các ion khoáng
D. nước và các chất hữu cơ

Câu 19: Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan trong đất phải đi qua tế bào nào đầu tiên?
A. Khí khổng
B. Tế bào nội bì
C. Tế bào lông hút
D. Tế bào biểu bì

Câu 20: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế
A. chủ động
B. thẩm thấu
C. cần tiêu tốn năng lượng
D. nhờ các bơm ion

Câu 21: Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá là
A. lực đẩy (áp suất rễ)
B. lực hút do thoát hơi nước ở lá
C. lực liên kết giừa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch
D. do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết

Câu 22: Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật?
A. Là thành phần của nucleic acid, ATP, phospholipid, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ
B. Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, nucleic acid, diệp lục, ATP…
C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim
D. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng

Câu 23: Dinh dưỡng ở thực vật là quá trình như thế nào?
A. Hấp thụ nước, chất khoáng và dị hóa chúng thành chất sống của cơ thể thực vật
B. Hấp thụ nước, chất khoáng và đồng hóa chúng thành chất sống của cơ thể thực vật
C. Đào thải thụ nước, chất khoáng và dị hóa chúng thành chất sống của cơ thể thực vật
D. Đào thải nước, chất khoáng và đồng hóa chúng thành chất sống của cơ thể thực vật

Câu 24: Khi nói về nguồn cung cấp nitrogen cho cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nguồn vật lí – hoá học: sự phóng điện trong cơn giông đã ôxi hoá nitrogen phân tử thành nitrate.
II. Quá trình cố định nitrogen được thực hiện bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh.
III. Quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn trong đất.
IV. Nguồn nitrogen do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.

Top of Form

A. 1.                           B. 2.                                        C. 4.                            D. 3.

Câu 25: Vai trò chung của các nguyên tố vi lượng là gì?

A. Cấu tạo các đại phân tử.                                       B. Hoạt hóa các enzim.

C. Cấu tạo nucleic acid.                                            D. Cấu tạo protein.

Câu 26: Khi cây bị vàng úa, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion khoáng loại nào sau đây lá cây sẽ xanh trở lại?

A. Mg2+                                   B. Ca2+                                                            C. Fe3+                                         D. Na+

Câu 27: Đối với cơ thể thực vật, nitrogen có bao nhiêu vai trò sau đây?

(1) Thành phần của nucleic acid, ATP, diệp lục.

(2) Điều tiết đóng, mở khí khổng.

(3) Giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim.

(4) Thành phần của thành tế bào, màng tế bào.

(5) Thành phần cấu trúc của protein.

A. 5.                           B. 2.                                        C. 4.                            D. 3.

Câu 28: Cho các nguyên tố: nitrogen, iron, potassium, sulfur, copper, phosphorus, calcium, manganese, zinc. Các nguyên tố đại lượng là

A. nitrogen, phosphorus, potassium, sulfur và calcium.                                     

B. nitrogen, phosphorus, potassium, calcium và copper.

C. nitrogen, phosphorus, potassium, manganese và zinc.

D. nitrogen, phosphorus, potassium, sulfur và iron.

Câu 29: Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bản nào?

A. Hấp thụ khuyếch tán và thẩm thấu.                     B. Hấp thụ thụ động và hấp thụ chủ động.

C. Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ.     D. Điện li và hút bám trao đổi.

Câu 30: Ý nào dưới đây không đúng về sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ?

A. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

B. Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).

C. Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ thấp đến cao.

D. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

Câu 31: Quá trình hấp thụ chủ động ion khoáng bao gồm đặc điểm nào sau đây? 

1. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao, sang tế bào rễ có nồng độ thấp.

2. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ vào tế bào rễ.

3. Không cần tiêu tốn năng lượng.

4. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất vận chuyển.

A. 2,3                         B. 1,4                                      C. 2,4                                    D. 1,3.

Câu 32: Cho các phát biểu sau về quá trình hấp thụcác ion khoáng: 

(1) Khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. 

(2) Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước. 

(3) Hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi). 

(4) Được hấp thụ mang tính chọn lọc và ngược với građien nồng độ nên cần thiết phải tiêu tốn năng lượng.

Những đặc điểm của quá trình hấp thụ thụ động là:

A. (1), (2) và (3)        B. (1), (3) và (4)                      C. (2), (3) và (4)                     D. (1), (2) và (4)

Câu 33: Trong các phát biểu sau đây về quá trình thoát hơi nước ở lá, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Quá trình thoát hơi nước ở lá chủ yếu được thực hiện qua lớp vỏ cutin.

II. Quá trình thoát hơi nước ở mặt dưới của lá diễn ra mạnh hơn so với mặt trên.

III. Vào những ngày trời nắng, nóng, lượng hơi nước thoát ra ở lá nhiều hơn.

IV. Quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra mạnh nhất vào ban đêm.

A. 1.                           B. 2.                                        C. 4.                                        D. 3.

Câu 34: Có bao nhiêu nhận định không đúng về sự thoát hơi nước qua lá?

(1) Thoát hơi nước qua lớp cutin là con đường chủ yếu.

(2) Lớp cutin càng dày thì sự thoát hơi nước càng nhỏ và ngược lại.

(3) Tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng phụ thuộc độ dày của khí khổng.

(4) Khí khổng là một bào quan hình hạt đậu.

(5) Có hai con đường thoát hơi nước qua lá: qua lớp cutin và qua khí khổng.

A. 1.                           B. 2.                                        C. 4.                                        D. 3.

Câu 35: Khi tế bào khí khổng no nước thì

A. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.

B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.

C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.

D. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.

Câu 36: Cơ chế đóng mở khí khổng là do

A. áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng luôn thay đổi.

B. Sự co giãn không đều giữa mép trong và mép ngoài của tế bào khí khổng.

C. hai tế bào hình hạt đậu có cấu trúc khác nhau nên trương nước khác nhau.

D. sự thiếu hay thừa nước của 2 tế bào hình hạt đậu.

Câu 37: Quang hợp là gì?

A. Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo ra Histerine và oxygen từ khí carbon dioxide và H2O.

B. Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo ra cacbohidrat và oxygen từ khí carbon dioxide và H2O.

C. Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo ra Amylase và oxygen từ khí carbon dioxide và H2O.

D. Quang hợp là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng mặt trời được lá hấp thụ để tạo ra Glutamine và oxygen từ khí carbon dioxide và H2O.

Câu 38: Sản phẩm của pha sáng gồm

A. ATP, NADPH và O2.                                           B. ATP, NADPH và CO2.

C. ATP, NADPvà O2.                                            D. ATP, NADPH.

Câu 39: Trật tự nào là đúng về các giai đoạn trong chu trình Calvin?

A. Cố định CO2→ khử PGA thành G3P → tái sinh RuBP (ribulose – 1,5 – bisP) → cố định CO2.

B. Cố định CO2→ tái sinh RuBP (ribulose – 1,5 – bisP) → khử PGA thành G3P.

C. Khử PGA thành G3P → tái sinh RuBP (ribulose – 1,5 – bisP) → cố định CO2.

D. Khử PGA thành G3P → cố định CO2→ tái sinh RuBP (ribulose – 1,5 – bisP).

Câu 40: Xét các loài thực vật: ngô; xương rồng; cao lương. Khi nói về quá trình quang hợp ở các loài cây đó, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Ở cùng một nồng độ CO2 giống nhau thì cả 3 loài cây này đều có cường độ quang hợp giống nhau.
2. Ở cùng một cường độ ánh sáng như nhau thì cả 3 loài cây này đều có cường độ quang hợp như nhau.

3. Pha tối của cả 3 loài cây này đều có chu trình Calvin và chu trình C4.

4. Cả 3 loài này đều có pha tối diễn ra ở lục lạp của tế bào bao quanh bó mạch.

A. 2                            B. 4                                         C. 1                             D. 3

Câu 41: Có bao nhiêu đặc điểm dưới đây đúng với thực vật CAM?

1. Gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn và các loại cây trồng như dứa, thanh long…

2. Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau dền, ngô, cao lương, kê…

3. Chu trình cố định COtạm thời (con đường C4) và tái cố định CO2 theo chu trình Canvin. Cả hai chu trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở hai nơi khác nhau trên lá.

4. Chu trình C4 (cố định CO2) diễn ra vào ban đêm, lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin, diễn ra vào ban ngày.

A. 1 và 3                    B. 1 và 4                      C. 2 và 3                      D. 2 và 4

Câu 42: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về diệp lục?

A. Chỉ có diệp lục a tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng của các liên kết hóa học.
B. Các sắc tố hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đó cho diệp lục b.

C. Các tia sáng màu lục không được diệp lục hấp thụ.                                       

D. Diệp lục là nguyên nhân làm cho lá cây có màu lục.

Câu 43: Trong các phát biểu sau:

(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.

(2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học.

(3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.

(4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.

(5) Điều hòa không khí.

Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp?

A. 2.                           B. 3.                                       C. 4.                                        D. 5.

Câu 44: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?

A. Tích lũy năng lượng.                                            B. Tạo chất hữu cơ.

C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.                      D. Điều hòa không khí.

Câu 45: Quang hợp không có vai trò nào sau đây?

A. Tổng hợp gluxit, các chất hữu cơ và giải phóng oxi.

B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.

C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng.

D. Điều hòa tỉ lệ khí O2/ CO2 của khí quyển.

 Câu 46: Hô hấp ở thực vật là gì?

  1. Quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử Amylase bị phân giải đến O2và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.

B. Quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử cacbohidrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.

C. Quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử Glutamine bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.

D. Quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử Lysine bị phân giải đến O2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.

Câu 47: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

A. Chu trình Krebs → Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp.

B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Krebs.

C. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Krebs → Đường phân.

D. Đường phân → Chu trình Krebs→ Chuỗi truyền electron hô hấp.

Câu 48: Trong giai đoạn nào của con đường hô hấp hiếu khí sau đây ở thực vật, từ một phân tử glucose tạo ra được nhiều phân tử ATP nhất?

A. Chuỗi truyền electron hô hấp.                              B. Đường phân.

C. Chu trình Krebs.                                                   D. Phân giải kị khí.

Câu 49:  Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật.

B. Trong điều kiện thiếu oxygen, thực vật tăng cường quá trình hô hấp hiếu khí.

C. Nồng độ CO2 cao có thể ức chế quá trình hô hấp.

D. Các loại hạt khô như hạt thóc, hạt ngô có cường độ hô hấp thấp.

Câu 50: Tiêu hóa là quá trình

  1.  thu nhận các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

B. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

C.thải ra các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

D. biến đổi các chất cặn bã có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

Câu 51: Quá trình dinh dưỡng gồm các giai đoạn nào?

  1.  Lấy thức ăn, nhai, hấp thu, đồng hóa, thải chất cặn bã.
  2.  Lấy thức ăn, tiêu biến, hấp thu, đồng hóa, thải chất cặn bã.
  3.  Lấy thức ăn, tiêu hóa, hấp thu, dị hóa, thải chất cặn bã.

D. Lấy thức ăn, tiêu hóa, hấp thu, đồng hóa, thải chất cặn bã.

Câu 52: Ở động vật có ống tiêu hóa

A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.

  •  thức ăn được tiêu hóa nội bào.
  •  thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
  •  một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

Câu 53: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì

A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.

B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.

C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.

D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

Câu 54: Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được

A. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

B. biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

C. biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.

D. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

Câu 55: Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa

  1.  nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
  2.  ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản.

C. ngoại bào (nhờ enzyme thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào.

D. ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.

Câu 56:  Khi nói đến cơ quan tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?

1. Các loài ăn thực vật đều có ruột rất dài và manh tràng phát triển.

2. So với các loài ăn thịt, các động vật ăn cỏ có bộ răng ít phân hóa hơn.

3. Các loài ăn thực vật đều có dạ dày kép.

4. Cả loài ăn thịt và loài ăn thực vật đều có các enzim tiêu hóa giống nhau.

A. 1                            B. 2                             C. 3                                         D. 4

Câu 57: Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng về hệ tiêu hóa ở các loài động vật?

(1) Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.

(2) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người

(3) Ruột non ở thú ăn thịt ngắn hơn ở thú ăn thực vật.

(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào.

(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng phát triển.

(6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.

A. 2                            B. 5                             C. 3                                         D. 4

Câu 58: Hô hấp ở động vật là?

A. Quá trình lấy CO2 liên tục từ môi trường cung cấp cho tế bào, tạo năng lượng cho hoạt động sống, và thải O2 từ quá trình chuyển hóa ra ngoài

B. Quá trình lấy O2 liên tục từ môi trường cung cấp cho tế bào, tạo năng lượng cho hoạt động sống, và thải CO2 từ quá trình chuyển hóa ra ngoài.

C. Quá trình lấy O2 liên tục từ con người cung cấp cho tế bào, tạo năng lượng cho hoạt động sống, và thải CO2 từ quá trình chuyển hóa ra ngoài

D. Quá trình lấy CO2 liên tục từ con người cung cấp cho tế bào, tạo năng lượng cho hoạt động sống, và thải O2 từ quá trình chuyển hóa ra ngoài.

Câu 59: Điểm khác nhau về cấu tạo phổi của chim so với động vật trên cạn khác là

  1.  phế quản phân nhánh nhiều.                                B. có nhiều phế nang.

C. khí quản dài.                                                         D. có nhiều ống khí.

Câu 60: Ở bò sát, chim và thú, sự thông khí ở phổi chủ yếu nhờ

  1. sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.

B. các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích khoang bụng và lồng ngực.

C. sự vận động của các chi.

D. sự vận động của toàn bộ hệ cơ.

Câu 61: Sự lưu thông khí trong các ống khí của chim được thực hiện nhờ sự

  1. vận động của đầu.                                                 B. vận động của cổ.

  C. co dãn của túi khí.                                                D. di chuyển của chân.

Câu 62: Cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn vì

A. diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang bị khô nên cá không hô hấp được.

B. độ ẩm trên cạn thấp.

C. không hấp thu được Ocủa không khí.

  D. nhiệt độ trên cạn cao.

Câu 63: Xét các loài sinh vật sau:

(1) tôm         (2) cua               (3) châu chấu             (4) trai          (5) giun đất        (6) ốc

Những loài nào hô hấp bằng mang ?

A. (1), (2), (3) và (5)             B. (4) và (5)                C. (1), (2), (4) và (6)               D. (3), (4), (5) và (6)

Câu 64: Trao đổi khí của thủy tức và giun đất thuộc hình thức nào sau đây?

A. Trao đổi khí qua mang.                                        B. Trao đổi khí qua hệ thống ống khí.

C. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.                           D. Trao đổi khí qua phổi.

Câu 65: Phát biểu nào đúng khi nói về trao đổi khí qua hệ thống ống khí?

A. Ngành ruột khoang và giun dẹp trao đổi khí qua hệ thống ống khí.

B. Hệ thống ống khí bao gồm các ống khí lớn phân thành thành các phế quản và phế nang.

C. Ống khí lớn nhất là ống khí tận, tạo ra bề mặt trao đổi khí lớn.

D. Lỗ thở có van đóng, mở điều tiết không khí ra, vào ống khí.

Câu 66: Phát biểu nào không đúng khi nói về trao đổi khí qua mang?

A. Cá xương là động vật trao đổi khí qua mang.

B. Mang cá được cấu tạo từ các cung mang, sợi mang và phiến mang.

C. Mỗi mang gồm có 2 cung mang, mỗi cung mang có 4 sợi mang, mỗi sợi mang có nhiều phiến mang.

D. Hệ thống mao mạch trên phiến mang là nơi trao đổi khí O2 và CO2 với dòng nước chảy qua phiến mang.

Câu 67:  Khi nói về trao đổi khí ở sâu bọ và trao đổi khí ở chim, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các ống khí ở sâu bọ không có hệ mao mạch bao quanh còn ống khí ở chim có hệ mao mạch bao quanh.

B. Cử động hô hấp ở sâu bọ và chim đều nhờ sự co giãn các cơ hô hấp.

C. Ở sâu bọ, trao đổi khí của các tế bào diễn ra trực tiếp với môi trường không thông qua hệ tuần hoàn, hiệu quả trao đổi khí thấp hơn.

D. Ở sâu bọ, không có sắc tố hô hấp, ở chim có sắc tố hô hấp trong dịch tuần hoàn.

Câu 68: Ở chim, khi hít vào không khí giàu

A. CO2 đi vào phổi và vào nhóm túi khí sau.

B. CO2 đi vào phổi và vào nhóm túi khí trước.

C. O2 đi vào phổi và vào nhóm túi khí sau.

D. O2 đi vào phổi và vào nhóm túi khí trước.

Câu 69: Nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang miệng và khoang mang, làm cho

A. dòng nước giàu O2 đi qua mang theo hai chiều song song, không bị ngắt quãng.

B. dòng nước giàu O2 đi qua mang theo một chiều liên tục, không bị ngắt quãng.

C. dòng nước giàu CO2 đi qua mang theo hai chiều song song, không bị ngắt quãng.

D. dòng nước giàu CO2 đi qua mang theo một chiều liên tục, không bị ngắt quãng.

Câu 70: Vì sao lưỡng cư có thể sống được cả ở môi trường nước và môi trường cạn?

A. Vì nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú và đa dạng.

B. Vì chi của chúng có màng, vừa bơi được dưới nước và vừa nhảy được ở trên cạn.

C. Vì da của chúng ẩm ướt khi ở dưới nước và khô ráo khi ở trên cạn.

D. Vì lưỡng cư có khả năng hô hấp bằng da và phổi.

B. PHẦN TỰ LUẬN

1. Nhà Sinh lí thực vật học Macximop từng nói: “Thoát hơi nước là một thảm họa tất yếu của thực vật”. Em hãy giải thích tại sao?

2. Các biện pháp kĩ thuật nào có thể tác động tới quang hợp nhằm nâng cao năng suất cây trồng? Phân tích tác dụng của mỗi biện pháp.

3. Công nghệ trồng cây không cần ánh sáng mặt trời là gì? Hãy kể tên một số loại cây trồng được áp dụng công nghệ này.

4. Nêu một số biện pháp bảo quản rau xanh và hoa quả dựa trên nguyên tắc ức chế quá trình hô hấp. Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

5. Vì sao các hạt như lúa, ngô, đậu cần phải phơi khô trước khi bảo quản? Ngược lại, các hạt này cần phải ngâm trước khi gieo?

—o0o—

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *