Đề cương kiểm tra giữa kỳ II – Tin học 11 ICT

PHẦN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1 (CD5.B16.TH1). Việc đảm bảo tài nguyên là một phần của hoạt động?
A. Đảm bảo cho các hoạt động liên quan đến CSDL thông suốt, an toàn và có hiệu quả cao.                    
B. Giám sát định kì các hoạt động và xử lí sự cố đối với các CSDL.   
C. Lập kế hoạch phát triển CSDL.
D. Duy trì và nâng cấp CSDL.

Câu 2 (CD5.B16.NB1). Nhà quản trị CSDL có mấy nhiệm vụ chính?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.

Câu 3 (CD5.B16.NB2). Chọn câu SAI?
A. Nhà quản trị CSDL cần có nền tảng tốt về CSDL, hiểu được các mô hình CSDL.            
B. Nhà quản trị CSDL cần có kĩ năng ngoại ngữ và tìm kiếm thông tin.             
C. Chứng chỉ MySQL 5.7 Database Administrator là chứng nhận chuyên nghiệp của Oracle về quản trị CSDL.
D. Microsoft Office Specialist là một chứng chỉ quản trị CSDL của Microsoft.

Câu 4 (CD5.B16.TH2). Đâu không phải là chứng chỉ về quản trị CSDL?
A. Azure Data Fundamentals.
B. Digital Literacy Certification.
C. Database SQL Associate.
D. PostgreSQL 12 Associate.

Câu 5 (CD6.B17.NB1). Hệ quản trị CSDL nào là sản phẩm mã nguồn mở miễn phí?
A. Microsoft SQL Server.         
B. Windows.
C. MySQL.
D. ORACLE.

Câu 6 (CD6.B17.NB2). Phần mềm HeidiSQL không hỗ trợ hệ QTCSDL nào?
A. MySQL.
B. Microsoft SQL Server.
C. ORACLE.
D. PostgreSQL.

Câu 7 (CD6.B17.NB3). Ngôn ngữ truy vấn SQL được sử dụng để làm gì trong quản trị cơ sở dữ liệu?
A. Tạo bảng và cơ sở dữ liệu.
B. Sao lưu và khôi phục cơ sở dữ liệu.
C. Truy xuất và cập nhật dữ liệu.
D. Chạy ứng dụng đồ họa.

Câu 8 (CD6.B17.NB4). Cơ sở dữ liệu là gì?
A. Một cấu trúc tổ chức dữ liệu.
B. Một phần mềm để lưu trữ dữ liệu.
C. Một tập hợp các file dữ liệu.
D. Một mô hình quản lý máy tính.

Câu 9 (CD6.B17.NB5). MySQL là gì?
A. Một ngôn ngữ lập trình.
B. Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
C. Một framework phát triển ứng dụng web.
D. Một phần mềm biên dịch mã nguồn mở.

Câu 10 (CD6.B17.TH1). Chọn câu SAI.
A. Khi cài đặt HeidiSQL, HeidiSQL sẽ tự động nhận biết mã vùng quốc gia và thiết lập giao diện với ngôn ngữ tương ứng.
B. Ngày nay, việc ứng dụng quản trị CSDL trên máy tính đã được thực hiện một cách phổ biến ở hầu khắp các hoạt động quản lí kinh tế – xã hội.
C. Việc ứng dụng CSDL trong quản lí đem lại nhiều lợi ích to lớn: tiện lợi, kịp thời, nhanh chóng, hạn chế sai sót, …
D. MySQL có các phiên bản tương ứng chạy được trên nhiều nền tảng: MS Windows, LINUX, Mac OS, UNIX, …

Câu 11 (CD6.B17.TH2). Trong giao diện đầu tiên của HeidiSQL, ô không được đặt giá trị mặc định là?
A. Library.
B. Người dùng.                        
C. Tên máy chủ / IP.                                
D. Kiểu mạng.

Câu 12 (CD6.B17.TH3). Lệnh gọi chạy mysql trong cửa sổ lệnh là?
A. mysql -r root -p.
B. mysql -u root -r.
C. mysql -o root -p.
D. mysql -u root -p.

Câu 13 (CD6.B17.TH4). Để thiết lập kết nối với cơ sở dữ liệu MySQL trong HeidiSQL, bạn cần cung cấp thông tin gì?
A. Tên máy chủ (host), tên người dùng (username), mật khẩu (password).
B. Tên cơ sở dữ liệu (database name), tên bảng (table name), trường dữ liệu (field name).
C. Tên file cấu hình (configuration file name), đường dẫn file cấu hình.
D. Tên máy chủ (host), tên bảng (table name).

Câu 14 (CD6.B17.TH5). Cần gõ câu truy vấn nào trong cửa sổ lệnh của MySQL để đọc được toàn bộ thông tin bảng bangdiem trong CSDL hocsinh?
A. INSERT * FROM hocsinh.bangdiem;
B. DELETE hocsinh FROM bangdiem;
C. UPDATE hocsinh;
D. SELECT * FROM hocsinh.bangdiem;

Câu 15 (CD6.B17.NB6). Hệ QTCSDL có chức năng ngăn chặn lỗi nào sau đây trong quá trình nhập dữ liệu cho bảng?
A. Có thể ngăn chặn được tất cả các lỗi.
B. Có thể ngăn chặn được các lỗi như nhập sai, lỗi chính tả.
C. Có thể ngăn chặn được các lỗi logic đã được khai báo
D. Không ngăn chặn được lỗi nào trong quá trình nhập dữ liệu.

Câu 16 (CD6.B18.TH). Để thực hiện mô hình quản lí danh sách tên quận/huyện của các tỉnh thành phố em phải xác định mối quan hệ giữa?
A. Tỉnh thành phố và Quận/Huyện.
B. Tỉnh và Thị trấn.
C. Tỉnh và thị xã.
D. Huyện và thị trấn.

Câu 17 (CD6.B18.TH). Để thực hiện mô hình quản lí danh sách tên quận/huyện của các tỉnh thành phố, trong bảng Quận/Huyện thì MaTinhThanhPho sẽ là?
A. Khóa chính.
B. Khóa ngoại tham chiếu tới bảng Quận/Huyện.
C. Khóa ngoại tham chiếu tới bảng Tỉnh thành phố.
D. Khoá cấm trùng lặp.

Câu 18 (CD6.B18.NB). Có thể viết lại mô tả bảng dưới đây như thế nào?

A. book(idBook; bookTitle; authorName; publishYear).
B. book(idBook; bookTitle; authorName; publishYear).
C. book(idBook, bookTitle, authorName, publishYear).
D. book(idBook, bookTitle, authorName, publishYear).

Câu 19 (CD6.B18.NB). Khoá cấm trùng lặp là?
A. UNIQUE.
B. SEPARATE.
C. PPIMARY.
D. ONLY.

Câu 20 (CD6.B18.NB). AUTO_INCREMENT chỉ được thiết lập cho kiểu dữ liệu gì?
A. VARCHAR.
B. INT.
C. TIME.
D. FLOAT.

Câu 21 (CD6.B18.NB). Kiểu dữ liệu cho cột tên thành phố (tenthanhpho) trong CSDL quản lí tỉnh, thành phố là kiểu nào?
A. INT.
B. VARCHAR.
C. FLOAT.
D. DECIMAL.

Câu 22 (CD6.B19.NB). HeidiSQL hỗ trợ thao tác quản lý CSDL như thế nào?
A. Chỉ đọc dữ liệu từ cơ sở dữ liệu.
B. Tạo bảng, thêm, sửa, xóa dữ liệu.
C. Chỉ thực hiện truy vấn SQL.
D. Chỉ xem cấu trúc bảng.

Câu 23 (CD6.B19.TH). Cho các bước tạo lập CSDL?
1. Chọn thẻ Tạo mới.
2. Nháy nút trái chuột ở vùng danh sách các CSDL đã chọn.
3. Nhập tên CSDL.
4. Chọn Cơ sở dữ liệu.
5. OK.

Thứ tự đúng của các bước là?
A. 4 => 2 => 1 => 3 => 5.                            
B. 2 => 3 => 1 => 4 => 5.
C. 1 => 3 => 2 => 4 => 5.                            
D. 2 => 1 => 4 => 3 => 5.

Câu 23 (CD6.B19.TH). Cho bảng dữ liệu dưới đây. Chọn câu đúng.

A. Khi tạo lập bảng book, chọn kiểu dữ liệu của trường AUTHOR là INT.
B. Có thể đặt AUTO_INCREMENT ở bất kì trường nào.
C. Khi tạo lập bảng book, chọn kiểu dữ liệu của trường ID là INT.
D. Trường được chọn làm khoá chính có thể có giá trị NULL.

Câu 24 (CD6.B19.TH). Các bước khai báo khoá chính là?
A. Nháy nút phải chuột vào dòng khai báo khoá chính => Chọn Create new index => KEY.
B. Nháy nút phải chuột vào dòng khai báo khoá chính => Chọn Create new index => PRIMARY.
C. Nháy nút phải chuột vào dòng khai báo khoá chính => Chọn Create new index => UNIQUE.                  
D. Nháy nút phải chuột vào dòng khai báo khoá chính => Chọn Create new index => SPATIAL.

Câu 25 (CD6.B19.NB). Việc đầu tiên để làm việc với một CSDL là?
A. Thu thập.
B. Xử lý.
C. Tạo lập CSDL.
D. Tạo lập bảng.

Câu 26 (CD6.B19.TH). Chọn cách SAI khi khởi động phần mềm HeidiSQL?
A. Kích đúp chuột trái vào biểu tượng của phần mềm HeidiSQL trên màn hình nền.
B. Kích đúp chuột phải vào biểu tượng của phần mềm HeidiSQL trên màn hình nền.
C. Kích chuột trái vào biểu tượng của phần mềm HeidiSQL trên màn hình nền, nháy chuột phải rồi chọn Open.
D. -> start tìm đến phần mềm HeidiSQL -> kích chuột trái vào tên phần mềm.

Câu 27 (CD6.B19.TH). Phương án nào sau đây ĐÚNG khi chọn khóa chính cho bảng?
A. Phải tạo tất cả các cột xong mới khai báo khóa chính cho bảng.
B. Sau khi lưu bảng xong mới được khai báo khóa chính.
C. Có thể khai báo khóa chính ngay sau khi tạo xong cột làm khóa chính của bảng.
D. Chọn khóa chính trước khi tạo các cột của bảng.

Câu 28 (CD6.B19.NB). Trong CSDL ho_so_hs để thêm bảng ta nháy chuột phải vào tên CSDL rồi chọn mục nào? Em hãy chọn đáp án đúng trong các mục đánh dấu 1, 2, 3 , 4 trong hình bên:

A. 1.
B. 2.                      
C. 3. 
D. 4.

Câu 29 (CD6.B20.TH). Chọn câu SAI?
A. Khoá ngoài có tác dụng liên kết dữ liệu giữa các bảng.                    
B. Các trường là khoá ngoài của bảng là các trường tham chiếu đến một trường khoá chính (k) của một bảng khác vì vậy cần được khai báo giá trị mặc định phù hợp với giá trị tương ứng của k.
C. Để khai báo khoá ngoài, chọn thẻ Foreign keys.
D. Để khai báo khoá ngoài, chọn thẻ Check constraints.

Câu 30 (CD6.B20.TH). Xét CSDL quản lý Điểm.

Em hãy cho biết đâu là đáp án đúng nhất khi xác định khoá ngoài trong bảng BANG_DIEM là trường nào?
A. Ma_hoc_sinh; Ma_mon_hoc.
B. Ma_mon_hoc.
C. Ma_hoc_sinh.
D. Diem_so.

Câu 31 (CD6.B20.TH): Khi nào thì dùng AUTO_INCREMENT?
A. AUTO_INCREMENT thường được dùng cho các trường khoá chính và có kiểu dữ liệu là kiểu INT.
B. AUTO_INCREMENT thường được dùng cho các trường khoá chính và có kiểu dữ liệu là kiểu CHAR.
C. AUTO_INCREMENT thường được dùng cho các trường khoá chính và có kiểu dữ liệu là kiểu FLOAT.
D. AUTO_INCREMENT thường được dùng cho các trường khoá chính và có kiểu dữ liệu là kiểu VARCHAR.

Câu 32 (CD6.B20.TH): Các trường là khoá ngoài của bảng là các trường tham chiếu đến một trường … của một bảng khác. Hãy điền cụm từ còn thiếu vào dấu ba chấm.
A. khoá chống trùng lặp
B. dữ liệu
C. khoá ngoài
D. khoá chính

Câu 33 (CD6.B20.NB). Trong CSDL music ở bảng ban_thu_am trong thẻ Indexes đang được biết lập như hình dưới đây, em hãy quan sát hình và cho biết để xoá bỏ hết cùng lúc các thiết lập khoá trong thẻ Indexes ta nháy chuột vào nút nào?

A. Nháy nút Add.
B. Nháy nút Remove.
C. Nháy nút Clear.
D. Nháy nút Up.

Câu 34 (CD6.B20.TH). Muốn truy xuất tất cả các dòng dữ liệu từ bảng “casi” ta dùng ?
A. SELECT * FROM casi WHERE tencasi LIKE ‘%Hoa%’;
B. SELECT * FROM casi WHERE idcasi = 1;
C. SELECT * FROM casi;
D. SELECT * FROM casi WHERE tencasi LIKE ‘N%’;

Câu 35 (CD6.B20.NB). Khi nhập dữ liệu cho bảng có khóa ngoài, dữ liệu của khóa ngoài đó phải là dữ liệu liên kết đến loại khóa nào trong bảng tham chiếu khác
A. Khóa chính.
B. Khóa ngoài.
C. Khóa cấm trùng lặp giá trị.
D. Khóa thường.

Câu 36 (CD6.B20.NB). Khi nhận ra sai sót trong việc nhập dữ liệu cho khóa ngoài ta sửa chữa bằng cách nào sau đây?
A. Nháy đúp chuột vào trường khóa ngoài bị sai và gõ các kí tự cần sửa.
B. Nháy đúp chuột vào trường khóa ngoài bị sai và chọn lại.
C. Không sửa được vì để đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu.
D. Sửa trong bảng dữ liệu mà khóa ngoài đó liên kết với khóa chính.

Câu 37 (CD6.B21.NB). Trong truy xuất dữ liệu qua các liên kết bảng, khái niệm nào mô tả việc kết nối dữ liệu từ nhiều bảng để lấy thông tin từ các dòng tương ứng?
A. Truy vấn.
B. Gộp.
C. Khoá ngoài.
D. Nhóm.

Câu 38 (CD6.B21.NB): Khi nào thì dùng đến thẻ Foreign keys?
A. Khi các thao tác liên quan đến khoá không trùng lặp.
B. Khi các thao tác liên quan đến dữ liệu.
C. Khi các thao tác liên quan đến khoá chính.
D. Khi các thao tác liên quan đến khoá ngoài.

Câu 39 (CD6.B21.NB). Khi sử dụng “LEFT JOIN” trong truy vấn SQL, kết quả sẽ bao gồm:
A. Chỉ các dòng từ bảng bên trái của câu lệnh JOIN.
B. Chỉ các dòng từ bảng bên phải của câu lệnh JOIN.
C. Tất cả các dòng từ cả hai bảng, bao gồm cả các dòng không khớp.
D. Chỉ các dòng có giá trị khớp từ cả hai bảng.

Câu 40 (CD6.B21.TH). Phương án nào không phải là thao tác cập nhật dữ liệu các bảng đơn giản, không có khoá ngoài?
A. Thêm mới dữ liệu vào bảng. 
B. Chỉnh sửa dữ liệu trong bảng.
C. Lọc dữ liệu trong bảng.
D. Xoá dòng dữ liệu trong bảng.

Câu 41 (CD6.B21.TH). Để xem toàn bộ dữ liệu trong bảng, chỉ cần chọn bảng và thẻ?
A. Dữ liệu.
B. Truy vấn.
C. Tuỳ chọn.
D. Các công cụ.

Câu 42 (CD6.B21.TH). Sử dụng ORDER BY trong truy vấn SQL để?
A. Nhóm các kết quả truy vấn theo từng nhóm.
B. Sắp xếp kết quả truy vấn theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.
C. Trả về số lượng các dòng dữ liệu thoả mãn các điều kiện truy vấn.
D. In kết quả truy vấn.

Câu 43 (CD6.B21.TH). Để truy xuất những quyển sách có tên bắt đầu bằng chữ P, ta sử dụng câu lệnh truy vấn?
A. WHERE bookTitle LIKE ‘P%’.
B. WHERE bookTitle LIKE ‘P’.
C. WHERE bookTitle LIKE ‘%P’.
D. WHERE bookTitle LIKE ‘%P%’.

Câu 44 (CD6.B21.TH). Câu truy vấn để truy xuất tất cả các dòng dữ liệu từ bảng Persons theo thứ tự sắp xếp giảm dần trong cột FirstName là?
A. SELECT * FROM Persons ORDER BY FirstName ASC.
B. SELECT * FROM Persons ORDER BY FirstName DSC.
C. SELECT * FROM Persons ORDER BY FirstName AESC.
D. SELECT * FROM Persons ORDER BY FirstName DESC.

Câu 45 (CD6.B22.TH). Chọn câu SAI.
A. Khi cập nhật một bảng có khoá ngoài, dữ liệu của trường khoá ngoài phải là dữ liệu tham chiếu được đến một trường khoá chính của một bảng tham chiếu.
B. Hệ quản trị CSDL không thể ngăn chặn được các lỗi không liên quan đến logic nào.
C. Hệ quản trị CSDL không thể ngăn chặn được các lỗi theo logic đã được khai báo.
D. Khi thêm mới dữ liệu vào bảng, không cần nhập dữ liệu vào trường được đặt AUTO_INCREMENT.

Câu 46 (CD6.B23.TH). Để liên kết các bảng, ta sử dụng mệnh đề:
A. JOIN. 
B. CONNECT.                
C. GROUP BY.                                                
D. LINK.

Câu 47 (CD6.B23.TH). Từ khoá as có chức năng gì trong truy vấn SQL?
A. Gán tên mới tạm thời cho một trường trong bảng dữ liệu.
B. Tạo tên mới cho một trường trong bảng dữ liệu.
C. Thay thế trường này bằng trường khác.
D. So sánh hai trường trong bảng dữ liệu.

Câu 48 (CD6.B23.NB). Để truy vấn được nhiều hơn hai bảng theo liên kết khóa ngoài ta dùng cách nào sau đây?
A. Lặp lại mệnh đề SELECT.
B. Lặp lại mệnh đề JOIN.
C. Lặp lại mệnh đề ODER BY.
D. Lặp lại mệnh đề WHERE.

Câu 49 (CD6.B23.NB). Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi truy xuất dữ liệu qua liên kết các bảng?
A. Để truy xuất dữ liệu qua liên kết các bảng ta chọn thẻ truy vấn và nhập câu lệnh truy vấn và nhấn vào biểu tượng F4.
B. Chỉ có thể truy xuất dữ liệu từ 2 bảng.
C. Truy vấn dữ liệu có thể thực hiện chức năng tổng hợp thông tin từ nhiều bảng và lọc ra danh sách thỏa mãn yêu cầu nào đó.
D. Để liên kết bảng A và bảng B  câu lệnh mệnh đề JOIN được viết như sau:
FROM tên_bảng_A,tên_trường_a=tên_bảng_B,tên_trường_b

Câu 50 (CD6.B23.NB). Để lấy ra danh sách các bản nhạc gồm tenBannhac, tenNhacsi từ 2 bảng bannhac và nhacsi, trong phần mềm HeidiSQL ta chọn thẻ?
A. Truy vấn.
B. Tìm kiếm.
C. Chỉnh sửa.
D. Tập tin.

PHẦN II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. (CD6.B16.NB) Những nhiệm vụ chính của nhà quản trị cơ sở dữ liệu gồm?

Câu 2. (CD6.B17.NB) Trình bày những lợi ích của việc quản trị cơ sở dữ liệu trên máy tính?

Câu 3. (CD6.B21.NB) Em hãy trình bày cấu trúc cơ bản của câu truy vấn vào một bảng dữ liệu?

Câu 4. (CD6.B21.VD) Cho bảng Nhacsi(idNhacsi, tenNhacsi), viết câu lệnh để lọc ra danh sách các nhạc sinh bắt đầu bằng chữ P, sắp xếp kết quả theo thứ tự tăng dần của tên nhạc sĩ?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI TỰ LUẬN

Câu 1. Những nhiệm vụ chính của nhà quản trị cơ sở dữ liệu gồm?
– Cài đặt và cập nhật các hệ quản trị cơ sở dữ liệu
– Tạo lập và điều chỉnh cơ sở dữ liệu
– Bảo đảm tài nguyên cho các hoạt động cơ sở dữ liệu
– Đảm bảo an toàn, bảo mật

Câu 2. Những lợi ích của việc quản trị cơ sở dữ liệu trên máy tính?
– Việc lưu trữ dữ liệu dễ dàng, nhỏ gọn, tốn ít chi phí
– Việc tìm kiếm trở nên nhanh chóng, chính xác
– Việc bảo quản và đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu
– Việc chia sẻ dữ liệu dùng chung cho nhiều người qua mạng máy tính

Câu 3. Cấu trúc cơ bản của câu truy vấn vào một bảng dữ liệu
SELECT       danh_sách_các_trường
FROM          tên_bảng
[WHERE      biểu_thức_điều_kiện]
[ORDER BY tên_trường_1 [ASC | DESC], [tên_trường_2 [ASC | DESC],…] ]

Câu 4. Câu lệnh SQL như sau:
SELECT      idNhacsi, tenNhacsi
FROM         Nhacsi
WHERE      tenNhacsi LIKE ‘P%’ORDER BY tenNhacsi;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *